Rơ le áp suất khí nén

      157

RƠ LE ÁP SUẤT KHÍ NÉN

Để điều chỉnh áp suất máy nén khí khi thay đổi đột ngột cần sử dụng rơ le áp suất. Vậy rơ le áp suất là gì? Cách điều chỉnh rơ le áp suất ra sao và lựa chọn rơ le áp suất như thế nào?,… Công ty Bảo Tín xin chia sẻ bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Rơ le áp suất khí nén

Rơ le áp suất máy nén khí là gì?

Rơ le áp suất máy nén khí là thiết bị được dùng để điều chỉnh áp suất làm việc bình thường của các máy nén khí khi áp suất thay đổi đột ngột.

– Rơ le áp suất máy nén khí hoạt động khi:+ Áp suất trong máy nén quá thấp: Rơ le tự ngắt điện, bảo vệ hoạt động của máy nén khí.

+ Áp suất trong máy nén quá cao: Rơ le tự động ngắt điện đảm bảo an toàn, máy nén khí tắt.

*

Chức năng rơ le áp suất máy nén khí.

a. Rơ le dùng để bảo vệ máy nén khí khi áp suất quá thấp.

– Khi áp suất giảm xuống quá giá trị cho phép, rơ le có nhiệm vụ ngắt điện máy nén khí để bảo vệ và duy trì hoạt động ổn định cho máy và toàn hệ thống.

– Hoạt động của rơ le: Khi ở trạng thái bình thường thì 2 tiếp điểm của rơ le luôn đóng. Khi áp suất bị tụt xuống thấp làm cho màng xếp của máy co lại. Do lực của lò xo lớn hơn nên 2 tiếp điểm bị tách ra ngắt hoạt động của máy.

b. Rơ le bảo vệ máy khi áp suất cao vượt quá mức cho phép.

– Khi áp suất đạt tới giá trị max, rơ le sẽ tự động ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn và hạn chế sự cố với máy nén khí.

Quy trình làm việc: Cấu tạo của rơ le có 3 tiếp điểm. Khi áp suất lên cao tới một giá trị đã được cài đặt sẵn thì màng xếp giãn ra có lực lớn hơn lực căng của lò xo tác động nên các tiếp điểm tách ra dẫn đến ngắt điện máy nén khí.

c. Kiểm tra hiệu suất dầu máy nén khí.

– Với các máy trục vít thì áp suất dầu trong các cacte luôn thay đổi do vậy mà cần phải trang bị thêm rơ le để kiểm tra dầu nhằm bảo vệ cho máy.

Hoạt động: Nếu lượng dầu trong cacte đủ thì rơ le sẽ không có phản ứng gì. Nếu hiệu áp dầu không đủ thì dây điện trở sẽ làm nóng thanh lưỡng kim loại của rơ le làm cho bật ra và ngắt nguồn điện vào máy. Khi đó rơ le sẽ đồng thời cấp mạch để báo lỗi sự cố.


Phân loại rơ le áp suất máy nén khí.

– Phân loại rơ le áp suất máy nén khí bao gồm: Rơ le áp suất đơn (Rơ le áp suất cao và thấp) và rơ le áp suất kép (Rơ le áp suất cao và thấp).

a. Rơ le áp suất thấp.

– Rơ le áp suất thấp là loại rơ le hoạt động ở áp suất bay hơi và ngắt mạch điện của máy nén khi áp suất giảm xuống quá mức cho phép để bảo vệ máy nén hoặc để điều khiển năng suất lạnh.

– Cấu tạo:

*

Vít đặt áp suất thấp 2. Vít đặt áp suất cao 3. Vít đặt áp suất vi sai 4.Tay đòn chính 5. Lò xo chính 6. Lò xo vi sai 7. Hộp xếp 8.Đầu nối áp suất thấp 9. Đầu nối áp suất cao 10. Lối luồn dây điện 11. Tiếp điểm điện 12. Tay đòn 13. Cơ cấu lật 14. Gối đỡ

– Nguyên lí làm việc.

+ Hoạt động ở áp suất ngưng tụ của môi chất lạnh và ngắt mạch điện khi áp suất vượt mức cho phép để bảo vệ máy nén. Khi Rơ le áp suất cao tác động ngắt thì không tự động đóng mạch lại được (dù áp suất giảm xuống giá trị đặt trừ giá trị vi sai) mà cần phải tác động reset để đưa rơ le trở lại trạng thái ban đầu.

– Cách cài đặt.

+ HP : Là áp lực cài đạt để bảo vệ hệ thống lạnh của rơ le áp lực cao ở thang high pressure.

+ ΔP = HP – LP: Là giá trị áp suất vi sai được cài ở thang differential high pressure.

+ HP = Pk: Là áp lực thực tế ở hộp xếp hay ở thiết bị ngưng tụ.

(Trong quá trình hệ thống lạnh làm việc thì Pk luôn ổn định):

+ Khi HP ≤ HP + ΔP = HP máy nén chạy, hệ thống lạnh hoạt động.

+ Khi LP > LP + ΔP = LP máy nén dừng, hệ thống lạnh không hoạt động và tự hoạt động trở lại khi HP giảm, HP = HP – ΔP = HP.

Xem thêm: Đánh Giá Vsmart Joy 1 Plus : Cấu Hình, Camera, Pin, Hiệu Suất Máy

*


b. Rơ le áp lực cao.

– Cấu tạo: Giống với rơ le áp suất thấp nhưng các tiếp điểm được bố trí ngược lại.

– Nguyên lí làm việc.

+ Hoạt động ở áp suất ngưng tụ của môi chất lạnh và ngắt mạch điện khi áp suất vượt mức cho phép để bảo vệ máy nén. Khi Rơ le áp suất cao tác động ngắt thì không tự động đóng mạch lại được (dù áp suất giảm xuống giá trị đặt trừ giá trị vi sai) mà cần phải tác động reset để đưa rơ le trở lại trạng thái ban đầu.

– Cách cài đặt.

+ HP : Là áp lực cài đạt để bảo vệ hệ thống lạnh của rơ le áp lực cao ở thang high pressure.

+ ΔP = HP – LP: Là giá trị áp suất vi sai được cài ở thang differential high pressure.

+ HP = Pk: Là áp lực thực tế ở hộp xếp hay ở thiết bị ngưng tụ.

(Trong quá trình hệ thống lạnh làm việc thì Pk luôn ổn định):

+ Khi HP ≤ HP + ΔP = HP máy nén chạy, hệ thống lạnh hoạt động.

+ Khi LP > LP + ΔP = LP máy nén dừng, hệ thống lạnh không hoạt động và tự hoạt động trở lại khi HP giảm, HP = HP – ΔP = HP.

Các trường hợp cần điều chỉnh rơ le áp suất khí nén.

Rơ le áp suất khí nén điều chỉnh trong các trường hợp:

– Khi bắt đầu đưa máy nén khí vào sử dụng.

– Khi thực hiện thay đổi các thiết bị sử dụng khí nén có yêu cầu khác về áp lực làm việc so với máy nén khí cũ trước đây.

– Khi phát sinh các sự cố dẫn đến áp lực khí nén không đều hoặc không đáp ứng yêu cầu sử dụng.

Cách điều chỉnh rơ le áp suất khí nén.

– Đối với máy nén khí sử dụng nguồn điện 220V thì các rơ le nén khí được điều chỉnh áp lực là 8kg, hay máy nén khí sử dụng nguồn điện 380V thì các rơ le nén khí được điều chỉnh áp lực là 12kg và còn phụ thuộc vào áp lực cần sử dụng.

– Muốn điều chỉnh rơ le tự ngắt, trước hết mở nắp rơ le ra, vặn rơ le theo chiều kim đồng hồ nếu muốn tăng áp suất và vặn rơ le ngược chiều kim đồng hồ để giảm áp suất khí nén.

*

Cài đặt rơ le áp suất.

a. Cài đặt rơ le áp suất mở tải.

– Bắt đầu từ bính chứa khí trống. Khởi động máy nén và để nó chạy cho đến khi đạt áp suất ngắt tải.

– Mở một bộ van xả khí chậm chậm để khí thoát ra ngoài. Xem áp suất tụt như thế nào.

– Đợi cho đến khi máy khởi động. Ghi chú lại áp suất.

– Điều chỉnh áp suất mở tải với vít cài đặt to. Quay theo chiều kim đồng hồ đến áp suất ngắt tải.

– Đóng van xả khí lại. Máy nén khí sẽ hoạt động đến khi đạt được áp suất ngắt tải.

b. Cài đặt rơ le áp suất ngắt tải.

– Điều chỉnh độ chênh áp tùy theo nhu cầu của quý khách. Vặn theo chiều kim đồng hồ để tăng (nếu quý khách muốn có một áp suất tối đa cao hơn) hoặc xoay ngược lại chiều kim đồng hồ để giảm (nếu quý khách muốn áp suất tối đa thấp hơn).

– Mở van xả khí và đợi đến khi độ tụt áp đủ thấp để khởi động máy nén. Đóng van lại.

– Đợi cho đến khi máy nén dùng. Kiểm tra áp suất ngắt áp và lặp lại.

*

 Trên đây, là một số thông tin cơ bản về rơ le áp suất khí nén. Mọi thông tin khác xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ của Công ty Bảo Tín. Hi vọng với những thông tin trên đã hỗ trợ các bạn trong việc tìm hiểu thông tin về rơ le áp suất. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!