Thuê giang hồ đòi nợ

      328

Thuê giang hồ đòi nợ tưởng chừng như cách đòi nợ của các tổ chức xã hội đen, các tổ chức cho vay nặng lãi nhưng hiểu như thế là chưa đủ. Ngày nay việc đòi nợ cho vay không chỉ đơn thuần là người cho vay tới thúc nợ người vay mà hiện nay có rất nhiều các hình thức biến tướng. Vậy thuê giang hồ đòi nợ có vi phạm pháp luật hay không? Hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật tham khảo ngay bài viết dưới đây!

*

Thuê giang hồ đòi nợ thuê có phạm tội không?

 


Anh Dũng (Nam Định) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, tôi có một vài thắc mắc muốn được Luật sư tư vấn, sau đây tôi sẽ trình bày về vấn đề của tôi như sau:
Tuy nhiên chưa nói dứt câu thì một tên trong số đó đứng dậy túm cổ áo tôi, dùng tay đấm vào mặt bên trái của tôi và còn đe dọa là nếu tôi còn quanh co không trả tiền thì sẽ giết cả nhà tôi. Sau khi nói thế hắn cùng đàn em rời đi với câu nói ngày mốt tao qua lấy hết cả gốc lẫn lãi.

Bạn đang xem: Thuê giang hồ đòi nợ


Bây giờ tôi muốn hỏi Luật sư là hành vi của xã hội đen có vi phạm pháp luật hay không và bà My có phạm tội gì hay không? Mong luật sư sớm phản hồi để giúp tôi bảo vệ quyền lợi một cách kịp thời.”

 

Trả lời:

Xin chào anh Dũng! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và đưa ra tư vấn như sau:

Khi các chủ nợ đã thuê giang hồ đòi nợ thì thông thường là những người vay đang gặp vấn đề khó có thể trả được số nợ đã vay (không ngoại trừ trường hợp người vay cố tình chưa chịu trả hoặc có ý định không trả). Để có được số tiền hoa hồng trích phần trăm rất lớn từ các khoản nợ và cũng là để tạo ra “uy tín” trên thị trường đòi nợ thuê thì các đối tượng giang hồ hành nghề đòi nợ thuê đã không ngoại trừ bất cứ thủ đoạn nào. Từ đe dọa, chèn ép không chỉ cả về tinh thần mà còn cả về thể xác những người đi vay, thậm chí khủng bố bằng đồ vật có tính sát thương cao, truy bức tàn nhẫn các con nợ, …

Nếu các con nợ có phản ứng hoặc đe dọa báo cơ quan chức năng về những hành động thô bạo đó thì những băng nhóm này viện cớ là “đòi nợ theo ủy quyền” và việc thuê giang hồ đòi nợ đã tiếp tay cho các đối tượng ngang nhiên áp dụng mọi biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ mà người thuê đã giao cho.

Có thể nói những hành vi nêu trên của những người được gắn mác là đòi nợ theo ủy quyền là các hành vi cố tình gây tổn thương tới tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Những đối tượng xã hội đen được thuê để đòi nợ sẽ phải chịu các mức hình sự hoặc hành chính tùy vào từng mức độ gây ra với các con nợ của mình; hành vi, mức độ, tính chất nguy hiểm, nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng thậm chí là đặc biệt nghiêm trọng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về một trong các tội sau:

– Thứ nhất, những đối tượng đòi nợ theo kiểu giang hồ có thể phạm tội đe doạ giết người theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt cao nhất là 07 năm tù giam;

– Thứ hai, các giang hồ đòi nợ thuê phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 có thể chịu khung hình phạt cao nhất là tù chung thân;

– Thứ ba, những kẻ ngang nhiên dùng ngôn từ thô bạo chửi mắng con nợ còn phạm vào tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt cao nhất là 5 năm. Ngoài ra, vì người vay chưa hoặc không có ý định trả nợ hoặc không trả nợ đúng hạn nên việc thuê giang hồ đòi nợ thực ra là hành vi có yếu tố cưỡng đoạt tài sản, thậm chí còn được quy về tội cướp tài sản. Trong trường hợp này, những kẻ giang hồ, xã hội đen được thuê đi đòi nợ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh:

+ Tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù hoặc thậm chí là chung thân và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

+ Phạm tội chiếm đoạt tài sản tại Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù giam hoặc có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

– Thứ tư, những người thực hiện các hành vi làm rối loạn, gây mất trật tự công cộng, có những hành động như phá phách đòi nợ, người thực hiện có thể bị xử lý về hành vi gây rối trật tự công cộng với mức phạt hành chính lên đến 03 triệu đồng (Căn cứ pháp lý theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ–CP).

Trong trường hợp gây rối mất trật tự công cộng ở mức độ từ nghiêm trọng trở lên (đặc biệt nghiêm trọng), ảnh hưởng tới an ninh xã hội hoặc đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi này mà chưa được xóa án tích; những người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng tại Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo như hình phạt này thì người thực hiện các hành vi quy định tại Điều này có thể bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc mức phạt cao nhất lên tới 7 năm tù.

Đối với trường hợp của anh Dũng, Luật sư thấy các đối tượng giang hồ đòi nợ thuê có đe dọa giết anh và có tác động vật lý vào mặt bên má trái của anh thì trước hết các đối tượng đã phạm vào 2 tội danh đó là: Tội đe doạ giết người theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015, ở điều khoản này các đối tượng được thuê đến nhà anh đòi nợ có thể phải chịu án phạt cao nhất là khung hình phạt 07 năm tù giam. Ngoài ra, các giang hồ đòi nợ thuê cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 có thể phải chịu khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.

Còn trong trường hợp này là đối tượng dùng tay đấm vào mặt của anh thì đối tượng đó sẽ phải chịu mức phạt hành chính đó là tiền bồi thường sức khỏe của anh như tiền viện phí, tiền thuốc cho anh trong quá trình anh điều trị vết thương (nếu có gãy răng hay ảnh hưởng về lâu dài tới các hoạt động thường ngày về sau này thì có thể xem xét tới truy cứu hình sự).

Xem thêm: Cách Viết Chữ Trên Story Instagram, Facebook, Hướng Dẫn Cách Làm Chữ Chạy Trên Story Instagram

Câu hỏi thứ hai: Bà My có vi phạm pháp luật hay không?

Có vay có trả, có nợ có trả đó là đạo lý luân thường mà mỗi người chúng ta đều biết. Việc trả nợ là trách nhiệm của người vay còn đòi nợ bao gồm gốc và lãi là quyền của người cho vay. Tuy nhiên không phải cứ có quyền là làm như thế nào cũng được; không vì lý do người vay chưa trả hay không trả đúng hạn mà có hành vi thuê xã hội đen để đi đòi nợ thuê.

Đối với các tội danh mà Luật sư đã liệt kê bên trên thì không chỉ các đối tượng xã hội đen – người trực tiếp thực hiện các hành vi đòi nợ vi phạm pháp luật mà kể cả người thuê cũng có thể phạm tội là tội đồng phạm với các tội danh mà người trực tiếp thực hiện dù có nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng.

Trong trường hợp cụ thể của anh Dũng thì bà My có phạm tội là đồng phạm đối với 2 tội danh, đó là Tội đe doạ giết người và Tội cố ý gây thương tích. Bà My sẽ chịu khung hình phạt tương đương với quy định về hình phạt của đồng phạm được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015: “Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”. Tức là bà My vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh của người thực hiện là các giang hồ nhưng mức độ sẽ nhẹ hơn.

Qua đây, Luật sư cũng có lời khuyên cho bạn đọc như sau: Khi cho ai vay mà người đi vay không trả được nợ hoặc chưa trả nợ theo đúng hạn đã giao kết thì các chủ nợ nên nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.

Đối với trường hợp người vay có dấu hiệu của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì có thể làm đơn tố cáo đến các cơ quan có chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật để tránh từ người có quyền lại trở thành tội phạm mà không hay.

Nếu anh còn bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình tham khảo nội dung, hãy liên hệ ngay Luật sư tư vấn miễn phí 1900.633.705 để được các Luật sư dày dặn kinh nghiệm tại Tổng Đài Pháp Luật tư vấn và hỗ trợ bạn làm thủ tục như khởi kiện, khiếu nại hoặc tố cáo.