Tác hại của son fake

      309

Hiện nay son môi là một trong những loại mỹ phẩm phổ biến nhất đối với phụ nữ. Tuy nhiên có rất nhiều dòng son môi fake hoặc những dòng không có thương hiệu, nhãn mác. Chúng có khả năng chứa các thành phần độc hại như kim loại nặng và các chất bảo quản. Những chất này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khá nguy hiểm đến sức khỏe của người dùng. Hãy cùng Jane phân tích tác hại của son môi fake cũng như cách nhận biết son có chì qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé.

Bạn đang xem: Tác hại của son fake


Tác hại của son môi fake

Ảnh hưởng đến tim mạch và não

Thành phần chì có trong son môi sẽ ảnh hưởng đến tim và não của người dùng. Đầu tiên là đi vào máu, mô và xương. Trong trường hợp nồng độ của chì cao thì sẽ gây tăng huyết áp, mạch vành, hoặc thậm chí là thay đổi nhịp tim. Không những thế chì còn giảm khả năng hoạt động của não và cả hệ thần kinh. Đây cũng là nguyên nhân của việc mất trí nhớ. Triclosan là loại chất bảo quản được sử dụng khá nhiều cho son môi. Chất này có thể làm giới hạn sự hoạt động của ion canxi giúp truyền tín hiệu từ não đến các bộ phận khác của cơ thể như mô cơ.

*

 

Gây ra ung thư

Hàm lượng chất bảo quản cao trong son môi có thể gây ra những bệnh nghiêm trọng như ung thư. Ví dụ như hợp chất paraben có thể dẫn đến tình trạng ung thư vú. Ngoài ra nó còn dễ gây kích ứng mắt, da, ho và đờm ở cuống họng.

*

Dễ gây bệnh viêm khớp

Nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng son môi fake gây ra bệnh viêm khớp mãn tính và nổi ban đỏ. Những hợp chất độc hại trong son môi có thể tác động lên các mô khỏe mạnh. Từ đó dẫn đến viêm niêm mạc miệng và tổn hương da, khớp, và các cơ quan nội tạng khác.

*

Gây vô sinh

Những thành phần độc hại có trong son môi dễ dàng gây rối loạn chức năng của các tuyến giáp và bộ phận sinh sản trên cơ thể. Nó là nguyên nhân làm thay đổi nồng độ kích thích Androgen trong cơ thể phụ nữ. Từ đó kích tích sự nổi mụn trứng cá, béo phì, và có thể dẫn đến vô sinh.

Cách nhận biết son có chì và cách thử chì trong son môi

Chì là thành phần phổ biến có trong son môi để giúp tăng độ hiệu quả của tính chất lì. Tuy nhiên hàm lượng của chì phải vừa đủ và ở mức độ cho phép sử dụng. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có cách nhận biết son có chì cũng như cách thử chì trong son môi để tránh gây ra tình trạng môi bị thâm đen, biến dạng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng Jane tìm hiểu qua phần giải thích bên dưới nhé.

Thử chì trong son bằng nước

Một trong những phương pháp đơn giản nhất để biết được son có chì nhiều hay không là thử bằng nước. Bạn chỉ cần đánh son lên phần mu bàn tay, sau đó bạn chà mạnh mà thấy phần son dễ hòa tan trong nước. Điều đó chứng tỏ là tính lì của son ở mức độ vừa phải với một lượng chì chấp nhận được.

Một cách đơn giản hơn là cho mẫu son nhỏ vào cốc đựng nước lọc. Bởi vì chì có khối lượng riêng rất lớn nên nếu những dòng son môi có chứa chì cao sẽ chìm xuống đáy cốc còn những dòng son môi chứa hàm lượng chì vừa phải thì vẫn nổi trên mặt cốc.

Xem thêm: Phim Harry Potter Và Chiếc Cốc Lửa, Hd Vietsub

*

Thử chì trong son bằng màu sắc

Một cách khác nữa là cho một lượng son vừa đủ lên tay rồi sau đó chà xát. Nếu màu son chuyển sang đen hoặc sẫm đi chứng tỏ lượng chì trong đó rất cao. Nếu nó chỉ hơi ngả màu một xíu thôi thì có thể chấp nhận được

Thử chì trong son bằng độ bám màu

Ngoài ra bạn có thể để ý một chi tiết là khi ăn uống. Nếu son bám quanh miệng cốc mà nếu dùng giấy ướt lau chùi nhưng vẫn rất khó sạch. Đó là do son bị hòa trộn với một số hợp chất có liên quan đến dầu động vật. Nhà sản xuất thường đưa dầu của động vật vào son để tăng độ bóng tuy nhiên nó lại làm cho son rất dễ bám chặt vào những đồ vật bằng thủy tinh, hoặc gốm sứ.

Những cách thử chì trong son được đề cập bên trên đều có tính chính xác nhất định. Các bạn cũng không nên quá bi quan vào kết quả kiểm tra từ đó gây hoang mang, lo lắng. Cho dù những dòng son của các thương hiệu cao cấp thì vẫn có sử dụng lượng chì đủ để duy trì độ bền màu son trong thời gian dài. Những cách thử chì trong son này nhằm giúp các tín đồ làm đẹp mua phải những dòng son giả hoặc dòng son không nhãn mác.

Bên trên là những cách thử chì trong son mà Jane đã tổng hợp từ nhiều nguồn. Hy vọng thông tin trên giúp bạn hiểu cách nhận biết son có chì và tác hai của son môi fake. Ngoài ra điều mà Jane muốn nhắc nhở bạn đọc nữa là nên lựa chọn những dòng sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng có nguồn gốc xuất sứ rõ rang tránh mua phải những sản phẩm giả mạo và kém chất lượng các bạn nhé.

Những lưu ý khi tô son môi

Bước đầu tiên là bạn có thể thoa trực tiếp lên môi. Sau đó dùng đầu cọ để có thể giúp bạn thoa son hiệu quả lên toàn bộ những góc cũng như khóe cạnh trên môi. Khi thoa bạn nên cười một tí để môi căng hơn và son bám được lâu hơn.

Khi cần phải thử màu son, nhiều bạn nữ thường thử lên mu bàn tay, nhưng cách này không hợp lý vì môi và mu bàn tay là khác nhau hoàn toàn. Nếu ngại thử màu trực tiếp lên môi, bạn cũng có thể thử lên đầu ngón tay trỏ thay vì mu bàn tay như trước.

Để có môi đẹp cuốn hút, bạn không cần thoa lên cả hai môi mà chỉ cần thoa lên môi dưới. Sau đó chỉ cần một cái mím môi lại để son bám màu đồng đều rồi sau đó dùng cọ hoặc ngón tay sửa lại những chỗ chưa đều màu.

Để tô son được bền hơn thì sau khi tô son. Bạn nên mím môi vào một tờ giấy, sau đó tô thêm một lần nữa. Điều này giúp son có độ bám màu chắc hơn và lâu trôi hơn.