Đau bụng buồn nôn là hiện tượng gì

      275

Trải qua cảm giác đau bụng buồn nôn thật không dễ chịu gì, dù là thường xuyên hay thỉnh thoảng mới bị. Đau bụng buồn nôn có thể ở nhiều mức độ như đau âm ỉ hay quặn thắt. Vậy, nguyên nhân gây ra cảm giác đau bụng buồn nôn là gì? Cùng Khỏe 247 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

*

Đau bụng buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Đau bụng buồn nôn đi ngoài

Đau bụng buồn nôn đi ngoài do ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là một nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng đau bụng buồn nôn đi ngoài. Khi người bệnh ăn phải các đồ ăn, thức uống bị nhiễm khuẩn gây bệnh. Các độc tố do khuẩn có hại tiết ra có thể khiến cho các nhóm cơ ở đường tiêu hóa bị co thắt gây đau bụng, buồn nôn sau khi ăn.

Bạn đang xem: Đau bụng buồn nôn là hiện tượng gì

Ban đầu, người bệnh sau khi ăn thức ăn có thể cảm thấy đau bụng, buồn nôn. Sau đó có thể bị nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đau đầu,… Tình trạng ngộ độc gây nôn mửa và tiêu chảy nặng có thể khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ trụy tim mạch và tử vong nếu không được xử trí và điều trị kịp thời.

Đau bụng buồn nôn do nhiễm khuẩn E.Coli

Một trong những tác nhân phổ biến gây ra tình trạng này là vi khuẩn E.Coli – nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy du lịch. Người mắc phải loại vi khuẩn này thường có đặc điểm là đau quặn bụng, đi ngoài phân lỏng, buồn nôn và đầy hơi.

Các triệu chứng nhiễm khuẩn E.Coli thường bắt đầu từ 1 đến 10 ngày sau khi nhiễm khuẩn ( đây là thời kỳ ủ bệnh ). Một khi các triệu chứng bắt đầu bùng phát, chúng thường kéo dài khoảng từ 5 – 10 ngày.

Thông thường, các trường hợp nhiễm E.coli đều có thể tự chữa tại nhà. Tuy nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn có những dấu hiệu nghiêm trọng như nước tiểu có máu, lượng nước tiểu giảm, mất nước, bầm tím…

Đau bụng buồn nôn đi ngoài do hội chứng ruột kích thích

*

Hội chứng ruột kích thích là một nguyên nhân gây đau bụng buồn nôn kèm đi ngoài

Cảm giác đau bụng kèm keo buồn nôn và đi ngoài có thể do nhiều bệnh lý gây ra, trong đó cần đặc biệt quan tâm tới hội chứng ruột kích thích.

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý lành tính ở đường tiêu hóa, được đặc trưng bởi các cơn co thắt bất thường ở đường ruột, đặc biệt là ở đại tràng. Gây ra chứng trào ngược dạ dày – thực quản, đồng thời có thể kèm theo đại tràng co thắt.

Một số triệu chứng của hội chứng ruột kích thích như đau bụng buồn nôn, thường xuyên đi ngoài phân lỏng nát, phân lẫn nhiều nhầy bọt và đặc biệt là không bao giờ có lẫn máu…

Tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng hội chứng ruột kích thích càng để lâu sẽ có thể nặng dần lên theo thời gian, dẫn tới giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa khác như bệnh trĩ.

Click ngayCác dấu hiệu nhận biết sớm hội chứng ruột kích thích và giải pháp của người Dao

Đau bụng buồn nôn đi ngoài do ung thư đại trực tràng

Ở giai đoạn đầu, rất khó để có thể phát hiện ra ung thư đại trực tràng bởi nó thường không có dấu hiệu gì rõ ràng và đặc trưng. Tuy nhiên, đến giai đoạn sau, ung thư có thể biểu hiện ra bên ngoài rõ ràng hơn với các triệu chứng như:

⦿ Đau khó chịu ở vùng bụng⦿ Buồn nôn và nôn mửa⦿ Khó tiêu⦿ Tiêu chảy hoặc táo bón, phân thường mỏng dẹt, có thể lẫn máu

Các triệu chứng ban đầu này có thể khiến cho người bệnh không nhận ra và nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác, từ đó gây chậm trễ trong việc điều trị và làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư. Vì vậy, bạn không nên xem nhẹ các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài…

Click ngay: Các dấu hiệu sớm giúp phát hiện ung thư đại tràng

Đau bụng dưới buồn nôn

Đau bụng dưới kèm theo cảm giác buồn nôn có thể là do các vấn đề ở đường tiêu hóa dưới như đại tràng, trực tràng; cơ quan sinh sản và tiết niệu. Nên căn cứ vào các biểu hiện kèm theo để xác định nguyên nhân.

Bệnh lý đại trực tràng

Ngoài hội chứng ruột kích thích, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới đau bụng dưới kèm cảm giác buồn nôn như:

Viêm ruột thừa cấp tính

Viêm ruột thừa cấp tính thường xảy ra khi phần ruột thừa bị tắc nghẽn tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển và gây viêm. Biểu hiện của bệnh là đau quặn vùng bụng dưới bên trái, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy,…

Viêm túi thừa

Viêm túi thừa là một bệnh lý đường tiêu hóa. Khi bị viêm túi thừa, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như đau bụng dưới liên tục hoặc dữ dội , đầy chướng hơi, buồn nôn, tiêu chảy/ táo bón, có thể có máu lẫn trong phân…

Dành riêng cho nữ giới…

Đau bụng kinh

Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến trong chu kỳ hành kinh của phụ nữ. Đau bụng dưới kèm cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện trong trước hoặc ở những ngày đầu của chu kỳ hành kinh. Đau bụng xảy ra khi tử cung cố gắng co bóp nhiều hơn để tống máu kinh ra ngoài.

Đồng thời, có có sự thay đổi lượng nội tiết tố khi đến ngày hành kinh nên chị em sẽ thấy có các biểu hiện như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi,… Đừng quá lo lắng, bởi các biểu hiện này sẽ nhanh chóng qua đi trong vài ngày, chị em cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để giảm mệt mỏi trong chu kỳ nhé.

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra những dấu hiệu về tâm lý và sức khỏe thể chất ở phụ nữ trước khi có kinh nguyệt khoảng từ 1 – 2 tuần. Lúc này, chị em sẽ cảm thấy đau bụng dưới âm ỉ, buồn nôn, mệt mỏi, thiếu tập trung, mất ngủ,… Đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh này vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng.

Xem thêm: Đại Kỵ Khi Uống Nước Mía Nhiều Có Tốt Không, Ăn Mía Có Bị Tiểu Đường Không?

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là khối u thường gặp nhất ở phụ nữ. Đa phần những khối u này đều lành tính, tuy nhiên khí khối u phát triển có thể gây ra những triệu chứng khó chịu, đặc biệt vào chu kỳ hành kinh như đau tức nặng vùng bụng dưới, buồn nôn, tiểu nhiều, rong kinh, rong huyết,…

Click ngay Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh u nang buồng trứng

*
U nang buồng trứng có thể gây đau bụng dưới và buồn nôn

Viêm vùng chậu

Tình trạng viêm nhiễm bộ phận sinh dục như khung chậu, tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng có thể gây ra triệu chứng đau bụng dưới và buồn nôn. Bên cạnh đó còn có các dấu hiệu như dịch tiết âm đạo bất thường, khí hư tiết nhiều bất thường, có thể thay đổi màu sắc và mùi của khí hư, đau rát hay khó chịu khi quan hệ tình dục…

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý gây đau đớn nhiều ở vùng bụng dưới của chị em, kèm theo đó là cảm giác buồn nôn liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng đau bụng dưới và buồn nôn thường xuất hiện khi chị em đến chu kỳ kinh nguyệt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nỗi sợ hãi mang tên chu kỳ kinh nguyệt.

Mặt khác, lạc nội mạc tử cung còn là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới. Theo thống kê, có khoảng 40% phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung tiến triển nguy cơ vô sinh.

Dành riêng cho nam giới...

Viêm tuyến tiền liệt

Đau bụng dưới, buồn nôn ở nam giới có thể do viêm tuyến tiền liệt gây ra do nhiễm khuẩn E.Coli, lậu cầu, giang mai, Chlamydia,… Một số triệu chứng do viêm tuyến tiền liệt gây ra như đau bụng dưới, đau vùng thắt lưng, tiểu nhiều lần, buồn nôn, rối loạn cương dương,…

Viêm tinh hoàn/ viêm mào tinh hoàn

Viêm tinh hoàn/ mào tinh hoàn xảy ra khi hai cơ quan này bị viêm nhiễm, thường xảy ra khi người bệnh vệ sinh kém, quan hệ tình dục không an toàn hay nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi bị viêm, bìu có thể bị sưng lên, đau rát vùng kín, đau bụng dưới, tiểu buốt, đau rát khi quan hệ.

Đau bụng quanh rốn buồn nôn

Vùng bụng quanh rốn liên quan đến các cơ quan đường tiêu hóa. Do vậy, khi có đau bụng quanh rốn buồn nôn kèm cảm giác buồn nôn có thể do các bệnh như hội chứng ruột kích thích, nhiễm giun sán, bệnh dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…

Nhiễm giun sán

Một số trường hợp giun chui cuống mật thì bệnh nhân sẽ có những cơn đau bụng rất dữ dội, quằn quại, gập người lại thì có thể đỡ đau hơn. Người bệnh cần đi thăm khám để có biện pháp điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh lý viêmdạ dày - tá tràng

Triệu chứng đau bụng quanh rốn kèm buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng. Ngoài đau bụng quanh rốn kèm buồn nôn, bệnh nhân còn có thể có các biểu hiện khác như ợ nóng, ợ chua,…

Các triệu chứng khác đi kèm với đau bụng buồn nôn

Đau bụng âm ỉ buồn nôn

Nếu chỉ là các cơn đau thông thường và nhanh chóng biến mất thì rất có thể chỉ do ăn uống quá no, đầy bụng, ăn phải những thực phẩm khó để tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu tình trạng này dai dẳng và kéo dài thì có thể nó là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về tiêu hóa cần được chẩn đoán và điều trị.

Đau bụng buồn nôn chóng mặt

Chỉ có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, chóng mặt thì chưa đủ căn cứ để chẩn đoán bệnh. Thông thường, ở phụ nữ đây là có thể là những dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Tuy nhiên cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh đường tiêu hóa. Các yếu tố thuận lợi cho bệnh tiến triển như stress, thiếu ngủ, thức khuya hay tác dụng phụ của thuốc cũng có thể khiến bạn gặp phải triệu chứng này.

Đau bụng buồn nôn mệt mỏi

Các trường hợp như rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày, ngày “ đèn đỏ ” của phụ nữ hay các bệnh liên quan đến gan đều có thể gây ra đau bụng buồn nôn mệt mỏi.

Phải làm gì khi có đau bụng buồn nôn?

Khi có cảm giác đau bụng buồn nôn, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

*

Cần thăm khám bác sĩ để biết được chính xác nguyên nhân gây đau bụng buồn nôn

Một số biện pháp bạn có thể áp dụng tại nhà để giảm bớt cảm giác đau bụng buồn nôn như:

⦿ Dùng túi chườm ấm đặt lên bụng trong khoảng 15 – 20 phút⦿ Tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn tắm nước ấm để giúp kích thích tuần hoàn máu và giúp giảm đau.⦿ Bạn có thể uống thêm các loại trà nóng có tác dụng làm ấm và hỗ trợ đường tiêu hóa như trà chanh mật ong, trà gừng, trà bạc hà⦿ Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước, đồng thời trung hòa nước tiểu và hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố hiệu quả hơn.⦿ Hạn chế các thực phẩm tanh sống, không đảm bảo vệ sinh hay những thực phẩm có tính kích thích như đồ ăn quá chua cay, nhiều dầu mỡ,…

Như vậy, đau bụng buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, khi có những triệu chứng này, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó có biện pháp điều trị bệnh hợp lý.