Cúng đất đai vào ngày nào

      136

Cúng đất đai là gì?

Theo văn hóa của người phương đông, mỗi vùng đất đều có một vị thần Thổ Công hay còn gọi Thổ Địa cai quản, bảo vệ vùng đất không bị kẻ xấu xâm phạm, đồng thời phù hộ cho những người sinh sống và làm ăn kinh doanh tại vùng đất đó nhiều tài lộc.

Bạn đang xem: Cúng đất đai vào ngày nào

Đây cũng chính là nguồn gốc xuất hiện câu nói “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. 

Lễ cúng đất đai hay còn gọi cúng tạ đất, cúng Thổ Công, Thổ Địa… thường được thực hiện vào cuối năm và đầu năm. Mục đích của lễ cúng là để cảm tạ các thổ thần đã trông coi đất đai của gia đình trong suốt 1 năm qua; đồng thời cầu xin thổ thần tiếp tục phù hộ cho cả gia đình có một năm mới làm ăn phát tài phát lộc, ngăn không cho những kẻ xấu xâm nhập, quấy phá. 

Ngoài ra, còn có những lễ cúng đất đai được thực hiện khi động thổ, sửa chữa nhà cửa…. Những việc này động chạm đến long mạch, đất đai nên cần xem ngày giờ để làm lễ cúng cho hợp mệnh, hợp tuổi. 

*
Mâm cúng đất đai năm 2022

Cúng tạ đất vào ngày nào trong năm 

Như đã nói ở trên, cúng đất đai thường được thực hiện vào đầu năm và cuối năm. Thời điểm làm lễ tạ đất cụ thể như sau: 

Cúng đất đai ngày 30 Tết 

Lễ cúng đất đai thường được thực hiện vào ngày 30 Tết, cùng với lễ cúng Tất niên. Ở một số địa phương, nghi lễ này có thể được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp, cùng với lễ cúng ông Công ông Táo. 

Tuy nhiên, bạn công nên nhầm lẫn Thổ Công là một vị thần trong Táo quân. Trong Táo quân có một vị thần cũng tên là Thổ Công, nhưng vị thần này chỉ cai quản các công việc trong bếp. Còn Thổ Công, Thổ Địa cai quản đất đai của một vùng rộng lớn hơn. 

Cúng đất đầu năm 

Lễ cúng đất đai đầu năm thường được làm vào ngày mùng 3 Tết, trùng với ngày hóa vàng tại nhiều gia đình. Nghi lễ này được thực hiện chủ yếu để cầu các vị thần tiếp tục cai quản đất đai và phù hộ cho cả gia đình năm mới mọi việc hanh thông, thuận lợi. 

Mâm cúng đất cần chuẩn bị gì? Cúng đất đai mấy chén cơm?

Mâm cúng đất đai đầu năm và cuối năm về cơ bản giống nhau, không cần chuẩn bị cầu kỳ và phức tạp. Thông thường, gia chủ sẽ cần chuẩn bị các đồ lễ sau: 

Lễ vật cúng tạ đất

Bộ ngũ phương gồm 5 ông ngựa (đỏ, xanh, vàng, tím, trắng) và 5 bộ mũ áo, cờ kiếm. Bộ thần linh thổ địa gồm ông ngựa đỏ, mũ, áo, cờ, kiếm và tiền vàng. Bộ cúng gia tiên gồm 1 cây vàng hoa đỏ, 1 vàng ngũ phương, 1 đĩa lớn đựng 50 lễ vàng. 

Lễ mặn cúng tạ đất 

Mâm ngũ quả.Hoa tươi.1 con gà luộc nguyên con hoặc 1 chân giò heo luộc. Rượu trắng. 10 lon bia. 6 lon nước ngọt. 1 chén rượu to 1 chén trà khô. 1 chén nước. 1 chén gạo.1 chén muối. 2 chiếc nến hoặc đèn thờ. 

Ngoài ra, tùy theo điều kiện của từng gia đình và phong tục tập quán của địa phương mà mâm lễ mặn cúng đất đai có thể khác nhau.

Xem thêm: Diễn Viên Quốc Tuấn Và Vợ Diễn Viên Quốc Tuấn Là Ai, Chuyện Đời Rơi Nước Mắt Của Diễn Viên Quốc Tuấn

Mâm cúng đất đai thổ công viên trạch chỉ cần đầy đủ những lễ vật cơ bản là được.

Bài cúng, văn khấn cúng đất đai đầu năm 2022

Bài cúng đất hay văn vấn khấn tạ đất là thủ tục không thể thiếu được khi làm lễ cúng Thổ Công. Nội dung của bài cúng tạ đất là lời cảm tạ của gia chủ đến Thổ Công đã trông coi đất đai trong năm qua, đồng thời cầu mong thổ thần tiếp tục trông coi đất đai, phù hộ cho cả gia đình mọi chuyện hanh thông, thuận lợi và ngăn không cho những kẻ xấu xâm nhập gây hại. 

Dưới đây là bài cúng tạ đất đầu năm 2022 gia chủ nên sử dụng: 

*
Bài cúng – Văn khấn tạ đất đầu năm 2022

Lưu ý: Bài văn khấn cúng đất đai đầu năm và cuối năm được dùng chung. 

Nghi lễ cúng đất đai 2022 chuẩn nhất 

Trước ngày làm lễ cúng đất đai, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật theo đúng phong tục tập quán và chuẩn bị đến giờ làm lễ thì sắp các lễ vật đã chuẩn bị ra mâm cúng và đặt ở ngoài trời. Đối với những gia đình ở chung cư không thể cúng ở bên ngoài thì có thể cúng trong nhà. 

Lưu ý, đối với cách bày ngựa cúng tạ đất thì cần phải đặt 10 lễ tiền vàng lên lưng mỗi ông ngựa.

Khi mọi thủ tục chuẩn bị đã xong xuôi, thì gia chủ tiến hành làm lễ theo thứ tự sau: 

Gia chủ thắp hương, chắp tay vái 3 lần. Sau đó đọc văn khấn. Đọc văn khấn xong, gia chủ chắp tay vái 3 lần. Đợi đến khi hương gần tàn hết thì hóa vàng và hạ lễ để thụ lộc. 

Những lưu ý khi làm lễ tạ đất 

Khi làm lễ cúng đất đai, gia chủ cần lưu ý một số điểm sau để mọi chuyện được thuận lợi, tránh những sai sót không đáng có: 

Chuẩn bị đầy đủ lễ vật trước ngày cúng, trước khi cúng 1 ngày thì kiểm tra lại đồ lễ lần cuối. Nếu thấy đồ lễ nào bị hỏng thì cần mua đồ khác thay thế ngay. Trước khi làm lễ, gia chủ hoặc chủ lễ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc lịch sự để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Đối với bài khấn, dù là bản giấy hay đọc trong điện thoại thì cũng không nên đặt ở dưới đất. Tốt nhất nên chuẩn bị một chiếc kệ để có được sự thoải mái khi đọc, đồng thời thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần. Lễ cúng đất đai nên do người trong nhà thực hiện, có như vậy thì mọi ước nguyện, tạ ơn của gia đình mới có thể thành hiện thực. Đọc văn khấn cần thành kính, đọc to, rõ ràng với tốc độ vừa phải, tránh đọc sai. 

Đặt mâm cúng đất đai ở đâu tốt? 

Mâm lễ cúng đất đai dù không chuẩn bị cầu kỳ phức tạp như cúng động thổ, cúng khai trương, cúng thôi nôi, cúng đầy tháng…. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm nhiều việc bận rộn, đặc biệt là đối với dân kinh doanh buôn bán, thì việc tự tay chuẩn bị mâm cúng tươm tất, theo đúng phong tục tập quán là điều không dễ dàng. 

Do đó, nhiều người đã tìm đến các dịch vụ đặt đồ cúng để có thể tiết kiệm thời gian và công sức chuẩn bị, mà mức chi phí bỏ ra không chênh lệch quá nhiều. Trong số các đơn vị cung cấp đồ cúng thì Đồ Cúng Ba Miền được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhất. 

Ngoài ra, Đồ Cúng Ba Miền còn có nhiều gói dịch vụ phù hợp với điều kiện kinh tế và tín ngưỡng của từng gia đình. Do đó, gia chủ hoàn toàn nắm quyền chủ động khi đặt mâm cúng. 

Như vậy, với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, tin chắc rằng bạn đã hiểu rõ về lễ cúng đất đai. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng của người Việt từ xưa đến nay, vì vậy bạn nên chuẩn bị chu đáo để có được mâm cúng tươm tất dâng lên Thổ Công.