Cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh có phải do mẹ vệ sinh cho con kém?

      264

Cứt trâu là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Theo thống kê, khoảng 10% các bé sinh ra có thể bị cứt trâu. Vậy các mẹ đã biết các cách trị cứt trâu cho con chưa? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây để có thêm kinh nghiệm xử lý khi bé bị cứt trâu nhé.

Bạn đang xem: Cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh có phải do mẹ vệ sinh cho con kém?


1. Cứt trâu là gì?

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là sài đầu là tình trạng da đầu trẻ xuất hiện những mảng bám màu vàng, chúng thường tập trung thành một đám hoặc trên toàn bộ da đầu hoặc vảy còn có thể đóng váng ở chân mày và mang tai. Khi mới hình thành, cứt trâu thường có màu trắng như gàu, mềm, nhưng để lâu ngày, mảng bám này sẽ cứng dần và chuyển sang màu nâu xám.

*

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, nhưng có một số trường hợp tình trạng cứt trâu trên đầu bé nhiều thì lại rất mất thẩm mỹ khiến cho cả mẹ và bé đều khó chịu. Khi những mảng bám đó xuất hiện trên đầu bé ngày càng nhiều, nó chính là môi trường lý tưởng để cho vi khuẩn phát triển sinh ra nấm pityrosporum ovale gây ngứa, hoặc phát triển thành mụn nhọt. Thậm chí, có một số bé có thể bị rụng tóc hoặc tóc mọc thưa ở vùng bị cứt trâu vì lượng chất nhờn tiết ra nhiều gây bít lỗ chân lông của tóc làm chậm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và làm rụng tóc.

Cứt trâu là một hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ nên rất dễ phát hiện ra. Vì vậy, bạn không cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ hoặc thực hiện bất kỳ một xét nghiệm nào để chẩn đoán khi bé bị cứt trâu. Khi bé có những dấu hiệu sau trên đầu thì chứng tỏ bé đã bị cứt trâu các mẹ nhé.

Trên đầu bé xuất hiện những vảy cứng màu nâu hoặc màu vàng. Trên các mảng bám này có vảy và kèm theo hiện tượng nứt nẻ.Bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngày nên có thể quấy khóc.

2. Nguyên nhân hình thành nên cứt trâu

Cho đến hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết rõ được nguyên nhân tại sao cứt trâu hình thành trên da đầu của bé. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng do các nang tuyến trên cơ thể bé hoạt động tích cực kết hợp các các bụi bẩn, tế bào chết trên da sau đó tạo thành những mảng cứt trâu bám trên da đầu của bé. Cũng có một số ý kiến khác cho rằng, do mẹ chăm sóc và vệ sinh cho con chưa được sạch sẽ khiến cứt trâu xuất hiện nhiều hơn trên da đầu của bé.

Mặc dù những mảng bám trên không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé, nhưng chúng có thể khiến cho bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, quấy khóc. Thậm chí có một số trường hợp, bé bị cứt trâu nhiều dày bết vào chân tóc, tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển gây mụn nhọt trên đầu bé.

Khi bé bị cứt trâu, các mẹ không nên sử dụng các loại dầu gội trị gàu để gội cho con, vì các loại dầu gội đó có chứa chất tẩy rất mạnh không phù hợp với làn da non nớt của bé. Thậm chí, có một số mẹ dùng tay cạo các vảy đó. Nhưng như vậy không những không giúp tình trạng cứt trâu giảm mà còn có thể gây tổn thương da, làm trẻ bị đau hoặc nặng hơn có thể bị nhiễm trùng.

Để khắc phục được cách hiện tượng trên, các mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau đây vừa hiệu quả, vừa an toàn mà lại tiết kiệm chi phí.

3. Các cách chữa cứt trâu bằng mẹo dân gian

3.1. Sử dụng chanh tươi

Trong quả chanh có thành phần axit và vitamin C cao. Tính axit trong quả chanh có tác dụng làm sạch hết các tế bào chết một cách hiệu quả, còn vitamin C có tác dụng nuôi dưỡng tóc.

*

Các bước thực hiện:

Bước 1: Mẹ hãy cắt 1 quả chanh tươi sau đó pha với 2 lít nước ấm.Bước 2: Bạn hãy chuẩn bị 1 chiếc khăn xô. Sau đó thấm khăn xô vào nước chanh rồi xoa nên đầu của bé.Bước 3: Đợi 5 phút cho nước chanh ngấm vào da đầu bé. Trong thời gian đợi mẹ có thể massage nhẹ nhàng như vậy giúp nước chanh ngấm vào nhanh hơn.Bước 4: Gội đầu cho bé bằng nước sạch. Sau khi gội xong có thể những mảng cứt trâu vẫn bám chặt trên da đầu của bé, nhưng khi đầu khô bạn sẽ nhìn thấy những lớp vảy khô đó có thể bong ra. Khi đó bạn có thể lấy 1 cái lược để chải tóc cho con, như vậy có thể khiến những vảy bám kia bong ra một cách nhanh hơn.

Lưu ý: Các mẹ không nên sử dụng nước cốt chanh xoa lên vùng da bé bị cứt trâu nhé vì trong nước cốt chanh hàm lượng axit cao, có thể khiến cho da đầu bé bị tổn thương.

3.2. Sử dụng nước chè xanh

Trong nước chè xanh có chứa vitamin C và chất chống oxy hóa giúp làm sạch da đầu, trị ngứa và nuôi dưỡng tóc. Ngoài các tác dụng trên, bạn có thể dùng nước chè xanh để tắm cho con đề loại bỏ mụn nhọt.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Mẹ hãy chuẩn bị 1 nồi nước chè xanh.Bước 2: Bạn có thể đợi tầm 15-20 phút cho các tinh chất trong lá chè ngấm hết ra nước. Sau đó, bạn lấy khăn xô thấm nước chè lên phần da đầu có các mảng “cứt trâu” của bé hoặc mẹ có thể đắp luôn lên đầu con cũng được nhé.Bước 3: Nhẹ nhàng massage cho bé tầm 1 phút. Sau đó bạn đợi tầm 5 phút cho nước chè ngấm vào da đầu của bé.Bước 4: Gội sạch đầu cho bé với nước ấm.

Các mẹ chỉ cần thực hiện cho bé liên tục trong vòng vài ngày thì tình trạng cứt trâu của bé đảm bảo sẽ sạch.

Đọc thêm: Lưu ý khi tắm cho con bằng lá chè xanh mẹ cần biết

3.3. Sử dụng dầu dừa

 Dầu dừa có rất nhiều công dụng với sức khỏe và làm đẹp nói chung. Nhiều bà mẹ còn sử dụng dầu dừa để trị cứt trâu cho bé, bởi trong thành phần của dầu dừa có axit lauric giúp diệt vi khuẩn, nấm nên có thể giúp cơ thể ngăn ngừa nhiễm khuẩn từ bên ngoài. Ngoài tác dụng trị được cứt trâu cho bé, dầu dừa còn cung cấp độ ẩm, làm trắng da.

*

Các bước thực hiện:

Bước 1: Mẹ hãy bôi 1 ít dầu dừa lên vùng da bé bị cứt trâu.Bước 2: Mẹ có thể massage cho bé trong vòng 1 phút và đợi tầm 3-5 phút để cho dầu dừa ngấm vào chân tóc của bé.Bước 3: Bạn có thể sử dụng lược chải theo một hướng để loại bỏ những mảng bám trên.Bước 4: Gội đầu lại cho bé với dầu gội dành cho trẻ sơ sinh,xả sạch nước rồi giúp con thấm khô ngay da đầu bằng một chiếc khăn sạch, mềm

Ngoài dầu dừa, mẹ có thể thực hiện cho bé với dầu ô liu, dầu hạnh nhân để loại bỏ cứt trâu cho bé.

Xem thêm: Trước Xu Thế Hội Nhập Tiếng Anh Là Gì ? Hội Nhập Tiếng Anh Là Gì

Đọc thêm: Bé bị chàm sữa bôi dầu dừa có hiệu quả không?

3.4. Sử dụng bồ kết

Sử dụng bồ kết cũng là một trong những mẹo dân gian để trị cứt trâu cho bé. Bởi trong quả bồ kết có chứa nhiều thành phần flavonozit và saponaretin. Đây là một trong những thành phần có tác dụng chống loại vi khuẩn. Ngoài ra, trong quả bồ kết có chất saponin, giúp làm sạch tóc, loại bỏ dầu nhờn, nó còn có tác dụng kích thích mọc tóc nhanh, trị gàu, trị ngứa cho bé một cách hiệu quả.

*

Các bước thực hiện:

Bước 1: Mẹ dùng 1-2 quả bồ kết, sau đó đem nướng qua cho có mùi thơm.Bước 2: Đem hãm với nước đun sôi, bạn hãy đợi tầm 15 phút để cho bồ kết ngấm ra nước nhé.Bước 3: Dùng khăn mềm bôi lên những vùng da của bé bị cứt trâu. Trường hợp bé bị nhiều hoặc nặng bạn có thể giã nhỏ bồ kết rồi vắt lấy nước và bôi trực tiếp lên vùng da bị cứt trâu của bé.Bước 4: Mẹ đợi chừng 10 phút thì gội lại đầu cho bé bằng nước sạch và lau khô.

Thực hiện phương pháp này mỗi ngày một lần sẽ thấy những mảng cứt trâu trên đầu bé được loại bỏ một cách rõ rệt.

3.5. Sử dụng sữa mẹ

Ngoài những biện pháp nêu trên, sữa mẹ cũng được nhiều bà mẹ dùng để trị cứt trâu cho bé. Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con trẻ, vì trong sữa mẹ cung cấp đủ năng lượng và các chất cần thiết cho bé. Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có thành phần giúp làm mềm da và bong tróc các da chết trên cơ thể của bé, giúp tăng cường sức đề kháng giúp ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập một cách hiệu quả.

Cách thực hiện: Mẹ chỉ cần thoa một vài giọt sữa mẹ lên các vùng bé bị cứt trâu ngày 1-2 lần. Sau một thời gian cứt trâu trên đầu bé sẽ dần biến mất.

3.6. Vỗ bằng khăn khô và mềm

Sau khi tắm gội sạch sẽ cho bé, mẹ hãy nhẹ nhàng làm khô tóc của con bằng cách dùng một chiếc khăn khô vỗ nhẹ lên những mảng cứt trâu trên đầu của bé. Sau đó, bạn có thể lấy một chiếc lược chải nhẹ để cứt trâu có thể rơi ra.

Trên đây là một số các mẹo trị cứt trâu hiệu quả cho trẻ. Cứt trâu không khó chữa và cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nên các mẹ đừng lo lắng. Mặt khác, các mẹo xedapdientot.com bày ở bài viết này có thể không trị dứt điểm cứt trâu cho bé trong 1 đến 2 lần sử dụng. Mà cần có thời gian để các chất ngấm, làm mềm các mảng bám thì khi đó mới có thể bong ra hết được. Vì vậy, các mẹ nên kiên trì trong vài ngày thì mới loại bỏ được cứt trâu trên đầu bé được. Chúc các mẹ thành công với những hướng dẫn này nhé.

Fons Care Baby – giúp bé sạch da, mượt tóc, nhanh hết cứt trâu

Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm La Fon Việt Nam. Sản phẩm có thành phần chiết xuất từ 18 loại thảo dược tự nhiên, giúp làm sạch nhẹ nhàng, giữ ẩm cho làn da nhạy cảm của bé.

*

Thành phần:

Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.

Thành phần của sữa tắm gội Fons Care Baby được chiết xuất từ các loại thảo dược Việt Nam, có chất lượng cao, hoàn toàn không có tạp chất. Những loại thảo dược này từ lâu đã được các bà các mẹ lựa chọn để làm lá tắm cho em bé theo kinh nghiệm dân gian.

Fons Care Baby không sử dụng chất tạo bọt hóa học, thay vào đó Fons Care Baby sử dụng một loại “xà phòng thiên nhiên” có tên là SAPONIN được chiết xuất từ bồ hòn và bồ kết.

Saponin là một dạng glucosides tự nhiên có đặc tính tạo bọt. Vì thế, khi từng giọt sữa tắm hòa vào nước, thoa lên da của trẻ, Saponin sẽ phát huy tác dụng làm giảm sức căng bề mặt tạo ra bọt. Nó nhũ hóa các phân tử dầu thừa được tiết ra từ các tuyến bã nhờn, hòa tan các chất bẩn, cứt trâu trên da đầu, trả lại cho bé mái tóc mượt mà, sạch sẽ mà hoàn toàn không làm khô da, kích ứng da. Không chỉ vậy, Saponin trong sữa tắm gội Fons Care Baby còn có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn trên da đầu, giúp ngăn ngừa tình trạng gàu và ngứa đầu hiệu quả.

Sản phẩm được bào chế bằng Công nghệ chiết xuất kín, giữ được tối đa dược chất bao gồm “kháng sinh tự nhiên”, acid amin, vitamin và các tinh dầu của thảo dược.

Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải trải qua công tác kiểm nghiệm, các chỉ tiêu hóa lí, vi sinh, pH – đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối cho làn da bé.